Có thể bạn chưa biết, các hacker thường sử dụng những hệ điều hành máy tính định hướng hacking thay vì là những hệ điều hành thông thường kè...
Có thể bạn chưa biết, các hacker thường sử dụng những hệ điều hành máy tính định hướng hacking thay vì là những hệ điều hành thông thường kèm các công cụ hack khác. Lý do không ngoài việc lợi dụng ưu điểm về phần cứng, khả năng ẩn danh cũng như hiệu suất phần mềm.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ danh sách 10 hệ điều hành máy tính được các hacker toàn thế giới sử dụng phổ biến nhất trong việc nghiên cứu hack hoặc nghiên cứu bảo mật. Điều ngạc nhiên là trong số này, không có Windows hay Mac OS – những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay.
1. Kali Linux
Kali Linux này bao gồm 300 công cụ khác nhau, tất cả đều dưới dạng mã nguồn mở và khả dụng trên GitHub. Đây là công cụ kiểm thử và đánh giá bảo mật phức tạo liên quan nhiều đến việc vận dụng các công cụ và kĩ thuật khác nhau nhằm vượt qua hàng rào an ninh của hệ thống, quy trình. Tất cả các việc mà hacker cần đều được đưa vào một đĩa CD.
2. BackBox
Backbox là một nhánh phân phối dựa trên mã nguồn Ubuntu, khá nhẹ và yêu cầu ít phần cứng. Hệ điều hành này được phát triển cũhng nhằm để kiểm thử bảo mật. Điểm nổi bật của BackBox chính là kho phần mềm Launchpad luôn luôn cập nhật các công cụ hacking phiên bản mới nhất.
3. Parrot Security OS
Parrot Security là sự kết hợp giữa Frozenbox OS và Kali Linux dựa trên nhân Debian GNU/Linux. Đây không chỉ bản phát triển từ hệ Kali mà nó còn cung cấp nhiều tính năng mới và nhiều tùy biến khác nhau.
4. Backtrack
Backtrack là hệ dựa trên nền tảng phổ biến Ubuntu khả dụng trong môi trường KDE, là một trong những bản phân phối phổ biến nhất có thể chạy được trên đĩa CD hoặc bộ nhớ flash (USB). Đây là hệ điều hành được dùng cho những công việc về bảo mật, an toàn thông tin hoặc phát hiện xâm nhập. Backtrack khá lý tưởng để bẻ khoá mạng không dây, khai thác, đánh giá ứng dụng Web, nghiên cứu hoặc thực hiện tấn công kĩ nghệ xã hội trên một máy khách.
5. DEFT
DEFT là một tùy biến Ubuntu đi kèm với một bộ phần mềm điều tra số và tài liệu tạo ra bởi hàng ngàn cá nhân, nhóm và các công ty.
6. Samurai Web Security Framework
Samurai Web Security Framework là một bản phân phối linux trực tiếp được cấu hình sẵn. Đây là hệ điều hành chứa các công cụ mã nguồn mở và miễn phí tốt nhất tập trung vào kiểm thử và tấn công trang web.
7. Network Security Toolkit
Đây là bộ công cụ dựa trên Fedora. Network Security Toolkit có thể biến hầu hết các hệ thống x86 thành một hệ thống được thiết kế dành cho phân tích lưu lượng mạng, phát hiện xâm nhập, tạo gói mạng, theo dõi mạng không dây, một hệ thống máy chủ dịch vụ ảo hoặc một máy quét mạng host phức tạp.
8. NodeZero
Tương tự như Backtrack, NodeZero là bản phân phối dựa trên Ubuntu dùng để thử nghiệm thâm nhập, dùng chính kho phần mềm Ubuntu để vá lỗi của nó.
9. GnackTrack
Tác giả của GnackTrack không còn cập nhật bản phân phối của mình kể từ việc phát hành BackTrack5. Là dự án mã nguồn mở miễn phí kết hợp các công cụ kiểm thử và giao diện Linux Gnom.
10. Blackubuntu
Là một bản phân phối với mục đích kiểm thử dành riêng cho đào tạo học viên và thực tập viên an toàn thông tin. Blackbuntu sử dụng GNOME Desktop Environment và phiên bản hiện tại xây dựng trên Ubuntu 10.
Theo The HackerNew