Nhiều nhà đầu tư trong thị trường tiền thuật toán băn khoăn rằng tỷ lệ ICO lừa đảo là bao nhiêu và bao nhiêu ICO sau đó lên được sàn giao dị...
Nhiều nhà đầu tư trong thị trường tiền thuật toán băn khoăn rằng tỷ lệ ICO lừa đảo là bao nhiêu và bao nhiêu ICO sau đó lên được sàn giao dịch. Nghiên cứ dưới đây của Satis Group LLC hé lộ phần nào vấn đề này
Satis Group đã phân loại các ICO theo vốn hóa thị trường và các ICO phải đạt tối thiểu 50 triệu đô la vốn hóa. Họ đánh giá sự phát triển của ICO thông qua bản cáo bạch (white paper), quá trình kêu gọi vốn và cả việc giao dịch trực tuyến. Kết quả đạt được như sau:
Cụ thể hơn, Satis Group chia các ICO thành 6 nhóm gồm
Và kết quả nghiên cứu của họ về tỷ lệ của 6 nhóm trên như sau
Định nghĩa ICO Lừa Đảo theo các Satis Group là "Những dự án nhấn mạnh tính khả dụng của ICO thông qua các kênh truyền thông nhưng không có / không muốn hoàn thành nhiệm vụ phát triển dự án với số vốn đã được đầu tư, và/hoặc bị cộng đồng đánh giá là lừa đảo".
Định nghĩa ICO Thất Bại là "thành công kêu gọi vốn nhưng không thoàn thành được toàn bộ dự án hoặc bỏ rơi dự án, và/hoặc trả tiền lại cho nhà đầu tư không đầy đủ".
Còn ICO Đã Chết là đã gọi vốn thành công, đã đi qua 1 quá trình "nhưng không được niêm yết trên sàn và không có đóng góp mã code lên Github trong vòng 3 tháng gần nhất".
Nếu so sánh tỷ lệ ICO lừa đảo do Satis Group đưa ra so với các nghiên cứu khác, có thể thấy sự sai biệt lớn. Một nghiên cứu được phát hành bởi MIT của 2 tác giả Christian Catalini và Joshua S.Gans cho biết họ chỉ thấy khoảng 5-25% số ICO là ICO lừa đảo. Trong khi đó, một bài viết tại news.Bitcoin.com cho biết 47% số ICO trong năm qua đã thất bại và thêm 1 số lượng lớn ICO khác đang "gần kề thất bại"
Là một nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư vào ICO, bạn nên cân nhắc con số ICO lừa đảo hoặc thất bại nói trên và xem nó có phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình không, trước khi tiến hành đầu tư
Satis Group đã phân loại các ICO theo vốn hóa thị trường và các ICO phải đạt tối thiểu 50 triệu đô la vốn hóa. Họ đánh giá sự phát triển của ICO thông qua bản cáo bạch (white paper), quá trình kêu gọi vốn và cả việc giao dịch trực tuyến. Kết quả đạt được như sau:
- 80% số lượng ICO là lừa đảo (scam)
- Chỉ có 8% được đưa lên các sàn giao dịch
Cụ thể hơn, Satis Group chia các ICO thành 6 nhóm gồm
- Lừa đảo - Scam
- Thất Bại - Failed
- Đã Chết - Gone Dead
- Suy Yếu - Dwindling
- Hứa Hẹn - Promising
- Thành Công - Successful
Và kết quả nghiên cứu của họ về tỷ lệ của 6 nhóm trên như sau
- Khoảng 81% là Lừa Đảo
- Khoảng 6% là Thất Bại
- Khoảng 5% là Đã Chết
- Khoảng 8% đã được lên sàn và hiện giao dịch trên sàn
Định nghĩa ICO Lừa Đảo theo các Satis Group là "Những dự án nhấn mạnh tính khả dụng của ICO thông qua các kênh truyền thông nhưng không có / không muốn hoàn thành nhiệm vụ phát triển dự án với số vốn đã được đầu tư, và/hoặc bị cộng đồng đánh giá là lừa đảo".
Định nghĩa ICO Thất Bại là "thành công kêu gọi vốn nhưng không thoàn thành được toàn bộ dự án hoặc bỏ rơi dự án, và/hoặc trả tiền lại cho nhà đầu tư không đầy đủ".
Còn ICO Đã Chết là đã gọi vốn thành công, đã đi qua 1 quá trình "nhưng không được niêm yết trên sàn và không có đóng góp mã code lên Github trong vòng 3 tháng gần nhất".
Nếu so sánh tỷ lệ ICO lừa đảo do Satis Group đưa ra so với các nghiên cứu khác, có thể thấy sự sai biệt lớn. Một nghiên cứu được phát hành bởi MIT của 2 tác giả Christian Catalini và Joshua S.Gans cho biết họ chỉ thấy khoảng 5-25% số ICO là ICO lừa đảo. Trong khi đó, một bài viết tại news.Bitcoin.com cho biết 47% số ICO trong năm qua đã thất bại và thêm 1 số lượng lớn ICO khác đang "gần kề thất bại"
Là một nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư vào ICO, bạn nên cân nhắc con số ICO lừa đảo hoặc thất bại nói trên và xem nó có phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình không, trước khi tiến hành đầu tư