Sáng 14/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiếp và làm việc với Công ty CSE Singapore và Công ty TNHH Golden Net về vấn đề nghiên cứu, triển khai d...
Sáng 14/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiếp và làm việc với Công ty CSE Singapore và Công ty TNHH Golden Net về vấn đề nghiên cứu, triển khai dự án phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa. Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.
Tại buổi làm việc, đại diện Công ty CSE Singapore đã trình bày khái quát về dự án phủ sóng wifi miễn phí (OWIFI) và mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa. Ông Phan Ngọc Vũ - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Công ty CSE Singapore cho biết: Dự án OWIFI sẽ áp dụng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, với ưu việt là tính cơ động (không dây), sóng khỏe, ổn định và bảo mật bằng công nghệ Blockchain 3.0 và Big Data, có thể đáp ứng yêu cầu bảo mật và tiết kiệm thao tác, phát triển tương thích với công nghệ 5G và 6G; giúp tiết kiệm tài chính hơn 30% so với phương pháp thông thường.
Với thiết bị di động dùng băng thông 4G có thể phục vụ cùng lúc 150 người kết nối vẫn đảm bảo tốc độ cao, ổn định và có thể sử dụng cho các phương tiện như xe khách, xe buýt; các hoạt động sinh hoạt đội nhóm ngoài trời, các đoàn du lịch, tham quan vùng sâu vùng xa, các hội chợ, triển lãm, các sự kiện, hội thảo…
Bên cạnh đó, công nghệ trên còn có ưu điểm không tốn thời gian lắp đặt và kéo dây, đạt mỹ quan thành phố cũng như không mất thời gian sửa chữa khi bị sự cố về dây. Nhà nước và người dân không phải bỏ bất kỳ chi phí sử dụng nào vì công ty đã thu phí từ quảng cáo.
Tỉnh Thái Nguyên đồng ý chủ trương triển khai thí điểm OWIFI tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Đối với mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa công ty sẽ sử dụng công nghệ CSE30 (là hệ thống blockchain 3.0 được phát triển bởi Công ty CSE Singapore), với quy trình sinh mã QRCode được dựa trên nền tảng Blockchain của CSE30 đảm bảo mã hoá tuyệt đối bằng phần mềm không thể mã hóa đảo ngược, không thể thay đổi dữ liệu do mỗi mã sinh ra đều đã được kết vào chuỗi khối, mã mới sinh ra không thể bị lặp lại mã cũ…Vì vậy các sản phẩm sử dụng mã tem sẽ không bị làm giả, truy xuất được toàn bộ các thông tin liên quan đến sản phẩm, thuận tiện cho việc quảng bá các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản đặc trưng của Thái Nguyên đến với thị trường thế giới.
Sau khi nghe các ý kiến của các sở, ngành, đơn vị liên quan, kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Văn Lượng đồng ý chủ trương triển khai thí điểm OWIFI tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên; giao Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát thực tế dự án đã được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh, có văn bản tham mưu đề xuất với UBND tỉnh trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật; UBND thành phố Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với Công ty triển khai thí điểm tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố.
Về mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hành hóa, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối, phối hợp với Công ty CSE Singapore và Công ty TNHH Golden Net tiếp tục nghiên cứu, tiến hành thực hiện các bước theo đúng quy trình, trình tự của pháp luật báo cáo UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Được biết, Dự án Owifi trực thuộc hệ sinh thái O-Chain đang có kế hoạch phát triển nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như: Singapore, Thái Lan, Cambodia, Lào, Malaysia, Việt Nam, Myanma... O-Chain là hệ sinh thái đa ngành nghề được đầu tư và phát triển bởi CSE Singapore, Tập đoàn kinh doanh Vàng bạc đá quý Bangkok Assay Thái Lan và Công ty quản lý quỹ đầu tư SRI Singapore.
Hoàng Minh
Tại buổi làm việc, đại diện Công ty CSE Singapore đã trình bày khái quát về dự án phủ sóng wifi miễn phí (OWIFI) và mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa. Ông Phan Ngọc Vũ - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Công ty CSE Singapore cho biết: Dự án OWIFI sẽ áp dụng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, với ưu việt là tính cơ động (không dây), sóng khỏe, ổn định và bảo mật bằng công nghệ Blockchain 3.0 và Big Data, có thể đáp ứng yêu cầu bảo mật và tiết kiệm thao tác, phát triển tương thích với công nghệ 5G và 6G; giúp tiết kiệm tài chính hơn 30% so với phương pháp thông thường.
Với thiết bị di động dùng băng thông 4G có thể phục vụ cùng lúc 150 người kết nối vẫn đảm bảo tốc độ cao, ổn định và có thể sử dụng cho các phương tiện như xe khách, xe buýt; các hoạt động sinh hoạt đội nhóm ngoài trời, các đoàn du lịch, tham quan vùng sâu vùng xa, các hội chợ, triển lãm, các sự kiện, hội thảo…
Bên cạnh đó, công nghệ trên còn có ưu điểm không tốn thời gian lắp đặt và kéo dây, đạt mỹ quan thành phố cũng như không mất thời gian sửa chữa khi bị sự cố về dây. Nhà nước và người dân không phải bỏ bất kỳ chi phí sử dụng nào vì công ty đã thu phí từ quảng cáo.
thai nguyen trien khai thi diem cong nghe wifi khong day
|
Tỉnh Thái Nguyên đồng ý chủ trương triển khai thí điểm OWIFI tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Đối với mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa công ty sẽ sử dụng công nghệ CSE30 (là hệ thống blockchain 3.0 được phát triển bởi Công ty CSE Singapore), với quy trình sinh mã QRCode được dựa trên nền tảng Blockchain của CSE30 đảm bảo mã hoá tuyệt đối bằng phần mềm không thể mã hóa đảo ngược, không thể thay đổi dữ liệu do mỗi mã sinh ra đều đã được kết vào chuỗi khối, mã mới sinh ra không thể bị lặp lại mã cũ…Vì vậy các sản phẩm sử dụng mã tem sẽ không bị làm giả, truy xuất được toàn bộ các thông tin liên quan đến sản phẩm, thuận tiện cho việc quảng bá các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản đặc trưng của Thái Nguyên đến với thị trường thế giới.
Sau khi nghe các ý kiến của các sở, ngành, đơn vị liên quan, kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Văn Lượng đồng ý chủ trương triển khai thí điểm OWIFI tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên; giao Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát thực tế dự án đã được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh, có văn bản tham mưu đề xuất với UBND tỉnh trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật; UBND thành phố Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với Công ty triển khai thí điểm tại một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố.
Về mã tem, nhãn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hành hóa, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối, phối hợp với Công ty CSE Singapore và Công ty TNHH Golden Net tiếp tục nghiên cứu, tiến hành thực hiện các bước theo đúng quy trình, trình tự của pháp luật báo cáo UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Được biết, Dự án Owifi trực thuộc hệ sinh thái O-Chain đang có kế hoạch phát triển nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như: Singapore, Thái Lan, Cambodia, Lào, Malaysia, Việt Nam, Myanma... O-Chain là hệ sinh thái đa ngành nghề được đầu tư và phát triển bởi CSE Singapore, Tập đoàn kinh doanh Vàng bạc đá quý Bangkok Assay Thái Lan và Công ty quản lý quỹ đầu tư SRI Singapore.
Hoàng Minh